“Học ngành Điện công nghiệp sau khi ra trường có việc làm không?” đang là mối bận tâm và băn khoăn của nhiều bạn trẻ đang và muốn theo học ngành này. Để giải đáp thắc mắc này, bài viết xin chia sẻ tiềm năng và cơ hội cho sinh viên ngành Điện công nghiệp
Mục Lục
1. Vai trò của ngành Điện công nghiệp
Ngành Điện công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc giữ ổn định những hệ thống truyền tải điện, nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất điện công nghiệp, thương mại, dịch vụ, nông nghiệp và dân sinh.
Những Kỹ sư Điện công nghiệp là những người chuyên thực hiện công việc trên thiết bị điện dân dụng và công nghiệp đạt yêu cầu về tiêu chuẩn an toàn như lắp đặt và đấu nối các hệ thống truyền dẫn điện công nghiệp, lắp đặt và đấu nối, lập trình và vận hành thiết bị lập trình vi điều khiển, lắp đặt và kiểm tra những thiết bị điều hòa không khí, vận hành và bảo dưỡng những thiết bị điện công nghiệp…
2. Tiềm năng của ngành Điện công nghiệp
Một số cuộc khảo sát cho thấy, điện công nghiệp là nghề có số lượng trường đăng ký đào tạo nhiều nhất (52 trường) với hơn 6000 chỉ tiêu, điều đó cho thấy nhu cầu đào tạo cũng như sử dụng nhân lực nghề này đang ở mức cao. Đồng thời, ngành này hiện đang nằm trong top 10 ngành nghề đang thiếu hụt lao động lớn nhất tại Việt Nam.
Tiềm năng của ngành Điện công nghiệp
Nguyên nhân của sự khan hiếm này chính sách phát triển công nghiệp trở thành hướng đi mũi nhọn trong phát triển kinh tế. Theo một số chuyên gia của ngành, chiến lược phát triển công nghiệp của Việt Nam đến năm 2020 đạt 6,5-7,0%/năm và giai đoạn 2021-2030 đạt 7,5-8,0%/năm. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn đến năm 2020 đạt 12,5-13,0%/năm và giai đoạn 2021-2030 đạt 11,0-12%/năm. Để đạt được chỉ tiêu định hướng trên thì nhất định phải có sự gia tăng về quy mô nhà máy và các khu công nghiệp cũng như hệ thống lưới điện công nghiệp. Đây là lý do khiến cho ngành Điện công nghiệp không những cần lao động mà còn cần rất nhiều lao động để có thể đáp ứng được quy mô và tốc độ gia tăng trong tương lai.
Đọc thêm:
3. Cơ hội việc làm của sinh viên ngành Điện công nghiệp
Điện công nghiệp xuất hiện ở hầu hết những lĩnh vực xã hội, vì thế những người theo ngành này có thể làm việc tại những công ty, xí nghiệp ở cả lĩnh vực điện dân dụng và điện công nghiệp với những vị trí như:
- Làm việc tại nhà máy sản xuất điện
- Bộ phận quản lý, vận hành và bảo trì mạng lưới điện công nghiệp
Cơ hội việc làm của sinh viên ngành Điện công nghiệp
- Các công ty xây lắp điện với nhiều vị trí khách nhau như: bộ phân thiết kế mạng lưới điện công nghiệp, bộ phận quản lý – sản xuất thiết bị điện công nghiệp…
- Các nhà máy sản xuất: vận hành và bảo trì mạng lưới điện công nghiệp trong nội bộ công ty.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể mở của hàng kinh doanh vì nghề này cũng không cần quá nhiều vốn, tạo thuận lợi và cơ hội phát triển.
Theo chia sẻ của một số tin tức chuyên ngành, đây không phải là ngành nghề nóng hay mới nhưng điện liên quan đến tất cả các lĩnh vực của đời sống nên “cầu” nhân lực về nghề này luôn ở mức cao. Sau khi tốt nghiệp, dù chọn công việc trong doanh nghiệp hay làm tự do, ưu điểm của nghề này là học sinh có thể đi làm ngay. Hiện nay, khi các khu công nghiệp phát triển rộng khắp đất nước, nhu cầu về nhân lực trong lĩnh vực điện công nghiệp theo đó cũng tăng cao.
Thanh Hà- sinh viên Cao đẳng Y Dược Đà Nẵng sưu tầm và tổng hợp