Ngành thương mại điện tử là gì? Ra trường làm việc ở đâu? là nỗi băn khoăn của rất nhiều phụ huynh và học sinh khi có dự định đăng ký xét tuyển ngành Thương mại điện tử. Nhằm tháo gỡ những khúc mắc trên, bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn nhé.
Mục Lục
1. Tìm hiểu ngành thương mại điện tử là gì?
Thương mại điện tử có tên tiếng anh là e-commerce hay viết tắt là EC hoặc thương mại internet. Đây là quá trình tiến hành một phần hay toàn bộ hoạt động thương mại thông qua những phương tiện điện tử hiện đại. Về bản chất, nó giống như thương mại truyền thống thông qua khái niệm “mua bán”. Tuy nhiên, bằng các phương tiện điện tử mới, các hoạt động giao dịch, quảng bá, thậm chí là thanh toán được thực hiện nhanh chóng, hiệu quả hơn, giúp tiết kiệm được chi phí và mở rộng phạm vi kinh doanh.
Các giao dịch kinh doanh này có thể được thực hiện từ doanh nghiệp đến doanh nghiệp, từ doanh nghiệp đến người tiêu dùng, người tiêu dùng đến người tiêu dùng hoặc người tiêu dùng đến doanh nghiệp.
Có thể hình dung thương mại điện tử có các loại hình sau:
- B2B: Giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (business to business);
- B2C: Giao dịch giữa doanh nghiệp với khách hàng (business to consumer);
- B2G: Giao dịch giữa doanh nghiệp với cơ quan Nhà nước – (business to government);
- C2C: Giao dịch trực tiếp các cá nhân với nhau – (consumer to consumer);
- G2C: Giao dịch giữa cơ quan Nhà nước với cá nhân – (government to consumer).
2. Học ngành Thương mại điện tử là làm gì?
trong mấy năm gần đây thị trường Thương mại điện tử tại Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung đang phát triển mạnh, đặc biệt trong vài năm tới dự đoán còn phát triển xa hơn nữa. Đó chính là lí do nhiều doanh nghiệp phải tích cực nâng cao chất lượng nhân lực để có thể chuyển mình theo thời thế.
➤ Xem thêm: Tư vấn học nghề cho nam để lựa chọn ngành nghề phù hợp
Đây chính là cơ hội cho các bạn trẻ học ngành thương mại điện tử thử sức. Sau khi tốt nghiệp ngành này, sinh viên có thể làm việc ở một trong những vị trí sau:
- Chuyên viên quản trị, xây dựng các hệ thống giao dịch thương mại, kinh doanh trực tuyến: Hiện nay hầu hết các công ty, doanh nghiệp đều xây dựng cho mình một trang web, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa. Vì thế việc phát triển và duy trì trang web này là rất cần thiết, nó liên quan đến lợi nhuận của cả công ty. Nếu nắm bắt tốt cơ hội này, các bạn có thể làm ở những vị trí như Giám đốc E- Marketing, Giám đốc thông tin (CIO), …;
- Tư vấn viên: Nếu có trình độ chuyên môn tốt và kinh nghiệm làm việc nhiều, thì bạn hoàn toàn có thể làm tư vấn viên cho các công ty với mức lương rất hấp dẫn. Công việc cụ thể của một tư vấn viên đó là tư vấn, đề xuất các giải pháp, xây dựng và bảo trì các dự án công nghệ thông tin liên quan đến lĩnh vực thương mại điện tử hoặc quản trị doanh nghiệp điện tử;
- Chuyên viên phân tích sự phát triển của TMĐT: Đây là vị trí quan trọng trong khâu hoạch định chiến lược tiếp thị thông qua phương tiện kỹ thuật số hiện đại;
- Chuyên viên lập dự án, hoạch định chính sách phát triển công nghệ thông tin: Thực hiện các dự án để xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu cho doanh nghiệp;
- Chuyên viên quản lý hiệu suất của hoạt động Thương mại điện tử: Đây là những người chịu trách nhiệm tiếp nhận nguồn khách hàng và duy trì nguồn doanh thu cho đơn vị, doanh nghiệp;
- Cán bộ nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ thông tin;
- Giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng đào tạo chuyên ngành TMĐT;
- Nhân viên kinh doanh các dịch vụ truyền thông quảng cáo;
- Nhân viên seo website;
- Nhân viên chạy quảng cáo google, facebook…
Trên đây là những thông tin cơ bản về ngành TMĐT mà bài viết tổng hợp được. Hy vọng các bạn đã hiểu ngành Thương mại điện tử là gì và cơ hội của ngành sau khi ra trường để có lựa chọn đúng đắn cho tương lai.