Ngành điện lực ở Việt Nam từng được coi là độc quyền và chịu sự quản lý của Nhà nước. Nhưng đến năm 2017, thì Chính phủ đã ban hành quyết định phá vỡ thế độc quyền, và có thêm các đơn vị vị khác vào cạnh tranh làm cho thị trường ngành điện nóng hơn bao giờ hết.
Điện năng là một ngành khá phức tạp và ảnh hưởng đến toàn bộ xã hội. Trước đây Nhà nước độc quyền ngành điện và tư nhân không được cung cấp điện. Vì mục đích của tư nhân là kiếm lời, họ sẽ tập trung buôn bán, phân phối điện cho những nơi có nhu cầu sử dụng cao, còn những vùng núi, vùng sâu vùng xa với nhu cầu sử dụng điện thấp, lại tốn chi phí cho việc lắp đặt hệ thống. Chính vì vậy, họ không có động lực để phân phối đồng đều hệ thống điện trên toàn quốc. Điều này lại càng làm cho sự chênh lệch về phát triển kinh tế giữa các vùng, làm mất cân bằng nền kinh tế và cuộc sống của người dân. Chưa kể đến việc tăng giá điện làm ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng, thị trường biến động, khó kiểm soát, mà ngành điện lực lại là một ngành khá nhạy cảm. Một phần khác để đảm bảo lợi ích tiêu dùng của người dân, đảm bảo quản lý được việc phân phối lại thu nhập. Nếu để tư nhân tham gia vào ngành điện thì Nhà nước sẽ bị phụ thuộc vào tư nhân, trong khi tư nhân đó là đơn vị nước ngoài thì sẽ càng khó khăn hơn. Chính vì vậy, trước đây Nhà nước không đồng ý để tư nhân hoạt động mua bán, phân phối ngành mà để duy nhất Tập đoàn điện lực Việt Nam làm điều này và quản lý chặt chẽ dưới sự chỉ đạo của Nhà nước.
Thị trường ngành điện lực trước đây thuộc Tập đoàn điện lực Việt Nam, nhưng sau khi thay đổi cơ cấu vào tháng 6/2017 thì ngành điện đã bổ sung thêm 5 đơn vị là Tổng công ty Điện lực miền Bắc, miền Nam, miền Trung, Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là thời điểm ngành điện Việt Nam có sự thay đổi mạnh mẽ nhất từ trước đến nay. Nhà nước đã cân nhăc kỹ lưỡng, đi những bước đi thận trọng trong việc bổ sung thêm 5 đơn vị tư nhân này vào thị trường ngành điện, nhưng tất cả đều có sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước để tránh gây ra những hậu quả khôn lường. Điều này có nghĩa là sự độc quyền đã chính thức được xóa bỏ và thay vào đó người dân có thể được lựa chọn đơn vị cung cấp điện không thuộc quyền quản lý của EVN. Thị trường ngành điện có sự biến động mạnh mẽ, làm cho giá ngành điện cũng được thay đổi, việc bán buôn điện năng trở nên dễ dàng hơn cũng khiến cho người dân được sử dụng điện được thuận lợi. Việc thay đổi cơ cấu này được người dân và giới chuyên môn mong chờ và ủng hộ thực hiện từ nhiều năm qua. Tuy nhiên Bộ Công Thương cũng sẽ can thiệp, để đảm bảo sự kiểm soát và cạnh tranh lành mạnh giữa việc mua bán, cung cấp điện, tránh phá giá gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến người dân và thị trường ngành điện. Nhà nước tiến hành làm điều này để cải thiện thể chế thị trường, nền kinh tế được cân bằng giữa các vùng kinh tế, đảm bảo cuộc sống ổn định của người dân, tạo điều kiện để phát triển kinh tế.
Mặc dù Tập đoàn điện lực Việt Nam cho rằng các đơn vị khác không đủ hệ thống, cơ sở hạ tầng, kinh nghiệm, năng lực cung cấp điện nhưng Bộ Công Thương vẫn quyết định thực hiện chính sách thay đổi này. Đây là cả cơ hội và thách thức, là thời điểm để đổi mới thể chế, thiết lập lại thị trường.