Ngành điện lực là một ngành nắm giữ vị trí then chốt trong nền kinh tế Việt Nam, là trụ cột, nền tảng để phát triển kinh tế xã hội, phục vụ cuộc sống của người dân. Đây là nhân tố thúc đẩy sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút đầu tư,…  Trong những năm qua thị trường ngành điện đã cạnh tranh mạnh mẽ và đạt được nhiều thành tựu nổi bật. Việc nhà nước thay đổi cơ cấu từ độc quyền sang tư nhân quản lý đã thay đổi tích cực ngành điện lực Việt Nam. Chính vì vậy, tuyển sinh ngành điện lực lúc nào cũng trong trạng thái nghẹt thở, với tỷ lệ chọi cao. Đây được coi là một trong những ngành nóng nhất luôn được các thí sinh ưu tiên lựa chọn, cùng với đó là sự đa dạng trong ngành tuyển sinh nên ngành điện lực chưa bao giờ hết hot trong các năm thi tuyển sinh.

Nắm bắt được nhu cầu của xã hội về sự phát triển kinh tế, về sự thay đổi cơ cấu trong ngành điện lực, triển vọng phát triển ngành điện trong tương lai nên hiện nay ngành điện lực đang mở ra những cơ hội cực lớn cho các thí sinh dự thi tuyển sinh vào năm 2018. Với tính chất đặc thù của ngành, với các ngành tuyển sinh như Công nghệ kỹ thuật điện – điện tử, Công nghệ kỹ thuật điện tử – truyền thông, Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, Quản ký công nghiệp, Công nghệ thông tin,… Với sự lựa chọn đa dạng trong ngành, các trường tuyển sinh ngành điện lực điển hình là Trường Đại học Điện lực liên tục tăng chỉ tiêu tuyển sinh. Mức điểm chuẩn hàng năm có sự biến động khá ít nhưng những khoa chuyên ngành luôn có điểm đầu vào khá cao, điều này khẳng định sức nóng và chất lượng thí sinh khi tuyển sinh vào ngành.

Năm 2017, điểm chuẩn các khoa ngành điện lực dao động ở mức 16-22 điểm. Dự kiến năm 2018, là điểm chuẩn các khoa ngành điện lực sẽ tiếp tục tăng từ 0,5 điểm đến 3 điểm, tùy vào từng khoa học. Nhưng khoa lấy điểm cao nhất và điểm chuẩn 2018 dự đoán tăng cao nhất là khoa Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa. Tổ hợp các khối dự thi ngành điện lực vẫn không thay đổi bao gồm: khối A  (Toán – Lý – Hóa), khối A1 (Toán – Lý – Anh), khối D (Toán – Văn – Anh), khối D7 (Toán – Hóa – Anh). Cùng với mức chỉ tiêu cao, dao động các trường khoảng gần 2000 tổng chi tiêu, điều này mở rộng cơ hội trúng tuyển cho các thí sinh tham gia vào ngành.

Để đảm bảo chất lượng đầu ra thì ngay từ khâu tuyển sinh, các trường ngành điện lực đã tuyển chọn rất kỹ trong khâu này. Những thí sinh phải đảm bảo đạt ngưỡng chất lượng đào tạo do Bộ giáo dục và đào tạo quy định thì mới được tiếp tục tham gia xét tuyển tiếp vào các trường. Việc tuyển sinh nguyện vọng 2 thì các trường ngành điện lực vẫn tiếp tục giữ vững để tuyển chọn thêm các thí sinh có cơ hội tham gia học tập vào các trường. Ngành điện lực mở ra nhiều cơ hội cho việc làm cho các sinh viên sau khi ra trường. Đây được coi là ngành có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất trong các ngành tuyển sinh hàng năm. Những ngành như kinh tế, quản trị kinh doanh, hành chính, công nghệ thông tin, tài chính ngân hàng,… đang thừa quá nhiều nhân lực. Vậy ngành điện lực có thể coi là hướng đi mới cho các thí sinh trong việc tìm hướng đi, cơ hội tương lai của bản thân sau khi ra trường. Trong vài năm vừa qua, ngành điện lực đã từng trầm hơn so với các ngành khác, nhưng từ khi Chính phủ thay đổi lại cơ cấu thị trường thì ngành điện lực đã thực sự hot trở lại và đang được nhiều thí sinh ồ ạt đăng ký tuyển sinh vào ngành.

Facebook Comments Box
Rate this post