Với sự phát triển của kinh tế- xã hội, tốc độ tiêu thụ điện tại Việt Nam ngày càng tăng cao. Điều này đặt ra vấn đề cần có một cái nhìn tổng quan về đầu tư và phát triển ngành Điện ở Việt Nam để có thể tìm ra những giải pháp đầu tư hiệu quả cũng như khắc phục khó khăn để ngành Điện lực Việt Nam đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế trong tình hình mới.
Một số khó khăn trong phát triển ngành Điện lực Việt Nam
+ Chưa đáp ứng được nguồn vốn cho hoạt động đầu tư phát triển
Thực tế, nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển ngành Điện lực ở Việt Nam rất lớn, tuy nhiên khả năng đáp ứng nhu cầu này còn hạn chế. Theo một số tin tức khảo sát của EVN, giai đoạn 2000-2014 số vốn thực tế mà Tập đoàn này đã huy động được cho hoạt động đầu tư là 463.894 tỷ đồng, đạt khoảng 74% nhu cầu. Chính vì động không đủ số vốn đầu tư cho dự án, nên nhiều dự án đầu tư do Tập đoàn tham gia bị chậm tiến độ phải giãn, hoãn tiến độ.
+ Sự cơ cấu vốn đầu tư cho nguồn điện và lưới điện chưa hợp lý
Cơ cấu vốn đầu tư của ngành Điện gồm có vốn đầu tư cho nguồn điện, lưới điện và cho những công trình khác. Vấn đề đầu tư cho nguồn điện nhìn chung đã được chú trọng . Trong đó, đầu tư cho nhiệt điện vẫn được chú trọng, trong khi nguồn than trong nước ngày càng cạn kiệt. Việc đầu tư cho thuỷ điện cũng có một số hạn chế, đó là vấn đề hủy hoại môi trường, phá rừng, tiềm ẩn nguy cơ xả lũ gây ngập lụt … Đặc biệt, vốn đầu tư cho lưới điện vẫn chưa đáp ứng được so với nhu cầu dẫn đến tình trạng bị quá tải ở nhiều khu vực.
+ Việc xây dựng hệ thống lưới điện còn nhiều bất cập
Một số dự án lưới điện 220 – 110 kV do nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới tiến độ và vận hành bị chậm, gây ảnh hưởng đến việc cung cấp điện cho phụ tải. Ngoài ra, tại một số khu vực có công nghiệp phát triển quá nóng có khá nhiều đường dây và trạm biến áp 110 kV bị quá tải, phải tiết giảm phụ tải nhất là vào giờ cao điểm.
Ngoài ba nguyên nhân chính trên thì tiến độ thực hiện và giải ngân vốn của dự án còn chậm. Công tác quyến toán vốn dự án cũng vẫn chậm. Nhiều trường hợp công trình, dự án điện đã hoàn thành đưa vào sử dụng trong nhiều năm, thậm chí có trường hợp đã có hỏng hóc và phải cải tạo sửa chữa rồi nhưng vẫn chưa làm xong thủ tục quyết toán công trình.
Những giải pháp nhằm phát triển ngành Điện lực
Để khắc phục những khó khăn trên cũng như đáp ứng nhu cầu phát triển của kinh tế- xã hội, ngành Điện lực Việt Nam cần thực hiện đồng bộ những giải pháp dưới đây:
Tăng cường huy động vốn đầu tư cho phát triển ngành Điện. Cần tăng cường khả năng huy động tài chính nội bộ trong những doanh nghiệp ngành Điện thông qua việc nâng cao hiệu quả, hiệu suất hoạt động và đảm bảo có tích luỹ, đảm bảo tỷ lệ vốn tự có cho đầu tư phát triển. Đồng thời những tập đoàn, tổng công ty hoạt động trong ngành Điện có tín nhiệm tài chính cao cần giảm chi phí huy động vốn cho các dự án điện, tự huy động vốn không cần hỗ trợ bảo lãnh Chính phủ.
Đầu tư đồng bộ nguồn điện và lưới điện. Ngành Điện cũng cần tập trung đầu tư phát triển đồng bộ nguồn và lưới điện theo hướng hiện đại. Kết hợp phát triển thuỷ điện, nhiệt điện than, nhiệt điện khí, điện hạt nhân kết hợp trao đổi, liên kết lưới điện với nước ngoài.
Đồng thời, cần đầu tư phát triển nguồn năng lượng mới để sản xuất điện và chú trọng đầu tư và phát triển nguồn nhân lực ngành Điện.
Theo Thùy Trang- sinh viên Cao đẳng Dược TPHCM tổng hợp