Hiện nay theo quy chế chế tuyển sinh mới, tổ hợp môn xét tuyển ngành Y đa dạng hơn. Vậy ngành Y thi khối nào? Các trường đào tạo ngành Y hiện nay? Bạn đọc cùng theo dõi bài viết để nắm rõ hơn những thông tin ngành Y.

Mục Lục

Ngành Y thi khối nào?

Ngành Y thực hiện nhiều công việc như phòng, chữa bệnh nhằm đảm bảo sức khỏe cho mọi người. Từ xưa đến nay Y học là ngành có điểm chuẩn cao, tỉ lệ chọi lớn nên hầu hết những thí sinh có học lực tốt sẽ nâng cao được cơ hội trúng tuyển vào các trường Đại học.

Thông thường khi nhắc đến ngành Y mọi người sẽ nghĩ đến việc sẽ xét tuyển khối B bao gồm môn Toán – Hóa học – Sinh học, tuy nhiên trong thời gian gần đây Bộ Giáo dục đã có sự thay đổi về quy chế tuyển sinh nên các trường Đại học, Cao đẳng được phép mở rộng tổ hợp môn xét tuyển ngành Y nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của thí sinh.

Các khối phổ biến được Trường Đại học sử dụng trong xét tuyển ngành Y như:

  • Khối A00 bao gồm môn: Toán, Lý, Hoá
  • Khối A02 bao gồm môn: Toán, Lý, Sinh
  • Khối B00 bao gồm môn: Toán, Hóa, Sinh
  • Khối B01 bao gồm môn: Toán, Sinh, Sử
  • Khối B03 bao gồm môn: Toán, Sinh, Văn
  • Khối B04 bao gồm môn: Toán, Sinh, Giáo dục công dân
  • Khối D01 bao gồm môn: Toán, Văn, Anh
  • Khối D08 bao gồm môn: Toán, Sinh học, Tiếng Anh
  • Khối D90 bao gồm môn: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh

Các trường Đại học chủ yếu tuyển sinh theo phương thức căn cứ vào điểm thi tốt nghiệp THPT lấy mức điểm từ cao xuống thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu.

nganh-y-thi-khoi-nao2
Ngành Y xét tuyển mở rộng nhiều khối thi khác nhau

Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp ngành Y

Ngành Y được đánh giá là một trong những ngành nghề có việc làm rộng mở, ổn định với mức thu nhập cao. Một số những cơ hội việc làm ngành Y như:

  • Bác sĩ tư vấn hoặc chuyên gia Y tế: Có thể làm việc trong lĩnh vực tư vấn Y tế cho công ty, tổ chức y tế hoặc trong các lĩnh vực như: Y tế công cộng, quản lý Y tế hoặc nghiên cứu Y tế.
  • Bác sĩ phòng mạch hoặc chuyên khoa: Bác sĩ có thể làm việc trong các phòng mạch tư nhân hoặc cơ sở Y tế công cộng như bệnh viện, trung tâm Y tế cộng đồng hoặc phòng khám đa khoa.
  • Công nghệ Y tế: Tham gia vào phát triển và triển khai các công nghệ y tế mới như hồ sơ điện tử bệnh nhân, ứng dụng di động y tế hoặc hệ thống hỗ trợ quyết định Y tế.
  • Y sĩ gia đình hoặc Y tá: Làm việc trực tiếp với bệnh nhân trong việc cung cấp chăm sóc sức khỏe hàng ngày, hỗ trợ bác sĩ trong quá trình điều trị và quản lý bệnh nhân.
  • Giảng dạy và nghiên cứu: Trở thành giảng viên hoặc nhà nghiên cứu trong các trường Đại học, viện nghiên cứu Y học hoặc các tổ chức y tế để đào tạo và phát triển kiến thức trong lĩnh vực Y học.
  • Quản lý Y tế và chính sách Y tế: Tham gia vào quản lý và phát triển chính sách Y tế trong các bệnh viện, tổ chức y tế công cộng hay các cơ quan chính phủ.

Ngoài ra còn rất nhiều công việc khác sau khi tốt nghiệp ngành Y sinh viên có thể đảm nhận bởi vai trò ngành Y với việc chăm sóc sức khỏe cho mọi người là vô cùng to lớn. Điều này sẽ tạo cơ hội phát triển sự nghiệp cho những người có niềm đam mê yêu thích ngành Y, đồng thời còn góp phần cải thiện sức khỏe cho toàn cộng đồng.

Các trường đào tạo ngành Y trên cả nước

Ngành Y trên cả nước hiện nay được đào tạo cả ở hệ Đại học và Cao đẳng. Một số các cơ sở đào tạo uy tín ngành Y như:

Hệ Đại học

  • Trường Đại Học Y Dược TPHCM
  • Khoa Y Dược – Trường Đại học Quốc Gia Hà Nội
  • Trường Đại Học Y Dược Thái Bình
  • Trường Đại Học Dược Hà Nội
  • Trường Đại Học Y Dược – Đại Học Huế
  • Trường Đại Học Y Dược Hải Phòng
  • Trường Đại Học Tôn Đức Thắng
  • Trường Đại Học Y Hà Nội
  • Học viện Quân Y
  • Trường Đại Học Nguyễn Tất Thành
  • Trường Học Viện Y Dược Học Cổ Truyền Việt Nam
  • Trường Đại Y khoa Phạm Ngọc Thạch
  • Trường Đại Học Y Dược – Đại Học Thái Nguyên
  • Trường Đại học Kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng
  • Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ
  • Khoa Y Dược – Trường Đại Học Đà Nẵng
  • Trường Đại Học Tây Nguyên
  • Trường Đại học Công Nghệ TPHCM
  • Trường Đại Học Kỹ Thuật Y Tế Hải Dương
  • Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội
  • Trường Đại Học Y Khoa Vinh
nganh-y-thi-khoi-nao2
Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch được đánh giá là một trong những cơ sở đào tạo ngành Y chất lượng cao

Hệ Cao đẳng

  • Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn
  • Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
  • Trường Cao Đẳng Kinh Tế – Công nghệ tpHCM
  • Trường Cao Đẳng Việt Mỹ
  • Trường Trường Cao Đẳng Đại Việt Sài Gòn
  • Trường Cao Đẳng Bách Việt
  • Trường Cao Đẳng Công Nghệ Sài Gòn (có sở tpHCM)
  • Trường Cao Đẳng Quốc Tế TP Hồ Chí Minh
  • Trường Cao Đẳng Viễn Đông
  • Trường Cao đẳng Y Dược Hồng Đức
  • Trường Cao Đẳng Kỹ Nghệ II
  • Trường Cao Đẳng Miền Nam
  • Trường Cao Đẳng Sài Gòn Gia Định

Mỗi trường sẽ có những phương thức xét tuyển, mức điểm chuẩn khác nhau nên thí sinh cần tìm hiểu kỹ để không bỏ lỡ cơ hội theo học ngành Y. Tốt nhất nên lựa chọn cơ sở đào tạo phù hợp với năng lực bản thân.

Qua bài viết này, hy vọng bạn đọc đã tìm ra câu trả lời cho thắc mắc: “Ngành Y thi khối nào”. Từ đó có thêm nhiều thông tin hữu ích về ngành Y và đưa ra được hướng đi đúng đắn trong tương lai.

Facebook Comments Box
5/5 - (1 bình chọn)