Trong sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại, Kỹ thuật cơ điện tử ngày càng khẳng định sự quan trọng của mình. Nếu bạn đang thắc mắc Ngành Kỹ thuật cơ điện tử là gì hay Ngành Kỹ thuật cơ điện tử làm gì, hãy tham khảo thông tin qua bài viết dưới đây.
Mục Lục
1. Ngành Kỹ thuật cơ điện tử là gì? Tìm hiểu ngành Kỹ thuật cơ điện tử
Những năm tuyển sinh gần đây, khối ngành Kỹ thuật được rất nhiều thí sinh quan tâm và chọn lựa. Trong đó, Kỹ thuật cơ điện tử được đánh giá cao, là sự chọn lựa lý tưởng cho những bạn yêu thích máy móc và đam mê công nghệ. Vậy ngành Kỹ thuật cơ điện tử là gì?
Cơ điện tử là sự kết hợp của kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật điện tử và kỹ thuật máy tính. Đây là ngành rất quan trọng và không thể thiếu trong sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại. Mục đích của ngành khoa học tổng hợp liên ngành này là nhằm phát triển tối đa tư duy hệ thống trong thiết kế và phát triển sản phẩm để tạo ra những sản phẩm mới có những tính năng vượt trội.
Cơ điện tử về cơ bản là sự phức hợp của các ngành cơ khí, điện tử và tin học. Tuy nhiên, nét chung nhất, và cũng là bản chất của cơ điện tử là sự “liên kết cộng năng của nhiều lĩnh vực để tạo ra những sản phẩm với những tính năng vượt trội. Sự liên kết cộng năng này mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho sự phát triển của ngành nghề này.
2. Ngành Kỹ thuật cơ điện tử học những gì?
Đây là ngành học công nghệ cao, cho ra đời những sản phẩm thông minh, có nhiều ứng dụng trong sản xuất công nghiệp mà còn phát triển mạnh trên lĩnh vực nông nghiệp nhằm tăng năng suất lao động, giảm lao động thủ công, giảm giá thành sản phẩm cũng như tăng chất lượng sản phẩm.
Sinh viên theo học ngành Kỹ thuật cơ điện tử sẽ được trang bị kiến thức về công nghệ và thiết bị cơ điện tử để phục vụ canh tác nông nghiệp hiện đại, công nghệ sinh học cũng như công nghệ sinh phẩm. Bên cạnh đó là kỹ năng và năng lực để có thể nghiên cứu, vận hành, khai thác và sửa chữa, bảo trì hệ thống, thiết bị cơ điện tử.
Sinh viên cũng sẽ được trang bị kiến thức của các quá trình, máy và thiết bị để sử dụng, sản xuất các chi tiết máy, đặ biệt là các hệ thống máy cơ điện tử cho những ngành sản xuất, kiến thức cơ bản phục vụ tính toán, thiết kế hệ thống cơ điện tử, chế tạo cách mạch điện tử phục vụ cho công nghiệp, những kiến thức về quản lý và bảo dưỡng hệ thống máy phục vụ sản xuất, vi mạch, khuôn mẫu và hệ thống thiết bị công nghệ cao.
3. Ngành Kỹ thuật cơ điện tử ra trường làm gì?
Một số kết quả khảo sát cho thấy, các doanh nghiệp Nhà nước cũng như các xí nghiệp liên doanh có vốn đầu tư của nước ngoài đều đã đưa vào sử dụng các dây chuyền thiết bị hiện đại ứng dụng công nghệ của các nước công nghiệp phát triển. Chính vì thế , nhân lực ngành Kỹ thuật cơ điện tử được dự báo có chiều hướng gia tăng với nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn.
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, sinh viên sẽ có khả năng thiết kế, sáng tạo các sản phẩm cơ điện tử: máy móc, thiết bị, các hệ thống, dây chuyền sản xuất tự động; có khả năng tiếp cận, khai thác, ứng dụng các sản phẩm cơ điện tử của các nước tiên tiến trên thế giới và vận hành, bảo trì, bảo dưỡng, kế thừa, phát triển trên cơ sở các sản phẩm đã có. Cụ thể, sinh viên có thể đảm nhận công việc tại một số vị trí sau:
Kỹ sư thiết kế, vận hành hệ thống phần cứng và phần mềm điều khiển máy móc, thiết bị tự động, hệ thống sản xuất tự động.
Chuyên viên tư vấn công nghệ, thiết kế kỹ thuật, lập trình điều khiển, thi công và chuyển giao các dây chuyền, hệ thống tự động, bán tự động tại các công ty về cơ khí, điện, điện tử.
Thăng tiến trở thành Giám đốc kỹ thuật, Trưởng bộ phận kỹ thuật tại các công ty, doanh nghiệp liên quan đến cơ khí, điện tử.
Trên đây là một số thông tin về ngành Kỹ thuật cơ điện tử. Bài viết hi vọng đã đem đến thông tin hữu ích, giúp bạn tìm hiểu ngành học hiệu quả.
>>> Tham khảo thêm Tuyển sinh Trung cấp mầm non 2019 để tìm hiểu về hệ đào tạo và chương trình học của ngành học này.