Theo nhận định của các chuyên gia, phát triển điện lực nói riêng và phát triển năng lượng nói chung giữu vai trò hết sức quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội. Chính vì thế, cần có những giải pháp thiết thực, nhằm mục đích đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành điện lực.

Khai thác tiềm năng sử dụng năng lượng

Những chuyên gia ngành Điện lực cho rằng,đây là giải pháp hữu hiệu nhất được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Giải pháp này có mục đích giảm nhu cầu điện năng, từ đó giảm chi phí đầu tư vào phát triển nguồn lưới cung cấp điện cũng như giảm tác động xấu đến môi trường sinh thái  như giảm phát thải ô nhiễm, chiếm dụng đất đai.. đồng thời giảm giá thành điện năng.

Một số nghiên cứu, đánh giá của chuyên gia năng lượng trong nước và quốc tế, giải pháp sử dụng năng lượng hiệu quả có thể giảm nhu cầu điện năng của cả nước khoảng 11-12% vào năm 2030.

Tăng cường sử dụng năng lượng nhân tạo

Có thể thấy, giải pháp hữu hiệu nhất để bù đắp lượng nhiệt điện than suy giảm trong cơ cấu phát triển nguồn điện là tăng cường phát triển nguồn điện từ năng lượng tái tạo, chủ yếu là thủy điện nhỏ, sinh khối, gió và mặt trời. Thời gian qua, trong những nguồn cung cấp này, bên cạnh nguồn thủy điện nhỏ đã phát triển từ lâu và đang được tiếp tục duy trì tại các tỉnh miền núi, những nguồn khác vẫn chưa được quan tâm đúng mức về cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư phát triển và ưu đãi trợ giá bán điện.

Theo những chuyên gia năng lượng, với điều kiện thiên nhiên và thổ nhưỡng, Việt Nam được đánh giá là quốc gia phong phú về nguồn năng lượng hoá thạch , đặc biệt còn có tiềm năng lớn đối với nguồn năng lượng tái tạo. Theo một thống kê của Bộ Công thương cho thấy, Việt Nam đang có 7 dạng năng lượng tái tạo có tiềm năng khai thác như năng lượng gió: tiềm năng 8,6% diện tích toàn lãnh thổ,  Năng lượng mặt trời: tiềm năng 4-5kWh/m2/ngày, Thuỷ điện nhỏ: hiện khai thác 300 MW/4000MW tiềm năng. Ngoài ra còn có Năng lượng sinh khối: hiện khai thác 150 MW/800MW tiềm năng; Rác thải: hiện khai thác 2,4MW/350MW tiềm năng; (vi) Khí sinh học: hiện khai thác 2MW/150MW tiềm năng…

Bên cạnh đó , theo đánh giá của những chuyên gia năng lượng quốc tế, chi phí đầu tư các dự án điện từ năng lượng tái tạo, nhất là năng lượng điện gió và mặt trời có xu hướng ngày càng giảm mạnh. Điều này dẫn đến giá thành điện năng những dự án gió, mặt trời có thể cạnh tranh được tại một số thị trường.

Chú trọng phát triển nguồn nhân lực

Để có thể  đảm bảo về nhu cầu cũng như chất lượng nguồn nhân lực, ngành Điện cần tăng cường phối hợp với  Tổng cục Dạy nghề và những cơ sở đào tạo trực thuộc tổ chức xây dựng, đánh giá chương trình khung đào tạo nghề trình độ Đại học, Cao đẳng, trung cấp về các nghề: hệ thống điện; thí nghiệm điện; kỹ thuật lò hơi; kỹ thuật tuabin hơi;  đo lường điện;… Đồng thời tham gia xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho chương trình phát triển điện hạt nhân . Những đơn vị đào tạo ngành Điện cần định hướng tự chủ về tài chính, nghiên cứu phương án thí điểm cổ phần hoá và triển khai mạnh mẽ việc đào tạo theo nhu cầu của ngành điện và xã hội.

Những thông tin trên do bạn Thanh Lan- học viên trường Cao đẳng Y dược Nha Trang (caodangyduocnhatrang.vn) tổng hợp. Bài viết hi vọng đã đem đến những tin tức hữu ích cho bạn đọc.

Facebook Comments Box
Rate this post