Những năm gần đây, ngành Phục hồi chức năng trở thành xu hướng lựa chọn ngành học của giới trẻ. Hãy tìm hiểu về công việc và mức điểm chuẩn ngành Phục hồi chức năng trong bài viết dưới đây nhé.

Mục Lục

1. Ngành Phục hồi chức năng là gì?

Phục hồi chức năng là một chuyên ngành trong y học, đây là phương pháp chữa bệnh dùng các kỹ thuật nhằm giúp người bệnh hồi phục khuyết tật, tối đa hóa các chức năng đã bị giảm hoặc bị mất của bệnh nhân, giảm thiểu các hậu của của tàn tật, khiếm khuyết. Mục đích cuối cùng của ngành y học không chỉ là để cứu sống được bệnh nhân, mà còn giúp họ hòa nhập trở lại với cuộc sống bình thường như lúc trước.

Đặc biệt phương pháp điều trị này ứng dụng các kỹ thuật Vật lý trị liệu trong việc phục hồi sức khỏe mà không sử dụng thuốc để tác động trực tiếp lên người bệnh. Theo đó, sử dụng lực và năng lượng như: nhiệt trị liệu, laser trị liệu, điện trị liệu, thủy trị liệu, xoa bóp… để giúp người bệnh phục hồi chức năng, sức khỏe cơ thể, góp phần hỗ trợ điều trị một cách toàn diện, ngăn ngừa tình trạng bệnh tật, di chứng mà phương pháp điều trị bằng Tây y không làm được.

điểm chuẩn ngành phục hồi chức năng

Mức điểm chuẩn ngành Phục hồi chức năng

2. Chương trình đào tạo của ngành Kỹ thuật phục hồi chức năng

Khi học bất cứ ngành nghề nào, sinh viên đều phải hoàn thành các môn đại cương như: Chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Ngoại ngữ, Tin học… Đây là những môn học bắt buộc tại bất kỳ trường đại học, cao đẳng nào.

Bên cạnh đó, sinh viên ngành Kỹ thuật Phục hồi chức năng còn được học những môn cơ sở khối ngành như: Hóa học, Xác suất – Thống kê y học, Sinh học và di truyền Nghiên cứu khoa học, Tâm lý học y đức – Đạo đức y học… Tiếp theo, các bạn sẽ được đào tạo những kiến thức cơ sở của ngành y dược nhằm tiếp thu những kiến thức cơ bản nhất trước khi học vào bộ môn chuyên ngành. Kiến thức cơ sở ngành gồm các môn: Giải phẫu, sinh lý, Giải phẫu bệnh, Hóa sinh…

Cuối cùng là phần quan trọng nhất, đó là các môn học chuyên ngành gồm: Vận động trị liệu, Giải phẫu chức năng, Khoa học thần kinh, Vận động học và sinh cơ học khớp, Lượng giá chức năng, … Những môn học này đòi hỏi sinh viên phải hết sức tập trung, trau dồi, rèn luyện một cách nghiêm túc vì tất cả những kiến thức, kỹ năng tay nghề lúc này đều có thể áp dụng vào công việc sau này.

3. Mức điểm chuẩn ngành Phục hồi chức năng

Có rất nhiều thí sinh quan tâm đến điểm chuẩn ngành Phục hồi chức năng để có kế hoạch học tập và ôn thi hiệu quả. Đây là một trong những ngành học thuộc lĩnh vực sức khỏe nên các trường đại học đều kiểm soát chặt chẽ trong công tác xét tuyển.

Mức điểm chuẩn của ngành Phục hồi chức năng được đánh giá là khá cao trong những năm gần đây và có sự chênh lệch qua các năm, dao động từ 18 – 22 điểm và có sự thay đổi cụ thể tại từng trường đại học.

Bên cạnh các trường đại học, có nhiều trường cao đẳng y dược cũng xét tuyển ngành Phục hồi chức năng với điều kiện xét tuyển đơn giản hơn. Hiện nay, hầu hết các trường cao đẳng tuyển sinh ngành Phục hồi chức năng chỉ xét tuyển bằng học bạ THPT. Theo đó, thí sinh chỉ cần tốt nghiệp THPT là đã có cơ hội trúng tuyển vào trường.

điểm chuẩn ngành phục hồi chức năng

Mức điểm chuẩn ngành Phục hồi chức năng

4. Ngành Phục hồi chức năng là làm gì?

Sau khi tốt nghiệp ngành Kỹ thuật Phục hồi chức năng, sinh viên có cơ hội được làm việc tại các bệnh viện hay các trung tâm phục hồi chức năng, các bệnh viện y học cổ truyền, các trường chuyên biệt dành cho trẻ em khuyết tật hay tổ chức của chính phủ và phi chính phủ về hỗ trợ trẻ em khuyết tật…

Vậy ngành Phục hồi chức năng ra làm gì? Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo đại học hoặc cao đẳng Phục hồi chức năng TPHCM, các bạn sẽ có kiến thức và kỹ năng cần thiết để có thể đáp ứng được những công việc của ngành nghề. Cụ thể, công việc của kỹ thuật viên Phục hồi chức năng như sau:

  • Xem xét bệnh án của bệnh nhân hoặc lấy thông tin từ bác sĩ. Đồng thời quan sát bệnh nhân hoạt động (đứng, đi lại…) để chẩn đoán khả năng hồi phục. Từ đó, lên kế hoạch điều trị và tiên lượng thời gian phục hồi cho người bệnh.
  • Hướng dẫn người bệnh điều trị bằng các kỹ thuật, đảm bảo an toàn khi thực hiện các quy trình. Các kỹ thuật chính được thực hiện trong ngành Phục hồi chức năng gồm nhiệt trị liệu, điện trị liệu, laser trị liệu, xoa bóp…
  • Sử dụng các bài tập, diễn tập kéo dài, thực hành điều trị và sử dụng các thiết bị để giảm đau, tăng khả năng đi lại của bệnh nhân, ngăn các cơn đau và tạo điều kiện giữ gìn sức khỏe, các thiết bị trợ giúp như nạng, xe lăn, chân giả, các điện cực dính áp dụng kích thích điện để điều trị chấn thương và cơn đau.
  • Thường xuyên kiểm tra và theo dõi tình hình tiến triển của người bệnh theo thời gian cụ thể đồng thời có những tác động vào tinh thần người bệnh như an ủi, động viên, hướng dẫn các điều trị bệnh.
  • Đánh giá tiến trình bệnh, thay đổi kế hoạch chăm sóc và thử các liệu pháp chữa trị khác nếu cần thiết.
  • Hướng dẫn bệnh nhân và gia đình bệnh nhân làm thế nào để có được kết quả mong đợi và cách tốt nhất để phục hồi.

Ngoài ra, các Kỹ thuật viên Phục hồi chức năng cũng là người chịu trách nhiệm kiểm tra và bảo quản thiết bị máy móc tại nơi làm việc và theo dõi tình trạng của bệnh nhân.

Tổng hợp

Facebook Comments Box
Rate this post