Khi mùa tuyển sinh năm 2018 đang đến gần, các em thí sinh ngày càng tỏ ra vô cùng lo lắng không chỉ bởi áp lực ôn thi mà còn lo lắng cả về chuyện chọn ngành nghề phù hợp cho bản thân và cho xã hội.
- Tố chất của sinh viên khi học ngành điện lực
- Tại sao bạn nên chọn nấu ăn là nghề để phát triển
- Có nên tiếp tục duy trì hình thức thi Toán trắc nghiệm trong kỳ thi tuyển sinh 2018
Khi mà mùa tuyển sinh đang đến ngày một gần hơn, các trường ĐH, CĐ trên cả nước đã bắt đầu công bố phương án tuyển sinh của mình. Bên cạnh hình thức, thời gian cũng như chỉ tiêu tuyển sinh thì các trường cũng đã công bố những ngành nghề đào tạo của trường. Ngoài những ngành nghề đào tạo quen thuộc thì năm nay, tin tức về một số trường có thêm nhiều ngành học mới với các tổ hợp “lạ” khiến cho không chỉ các em thí sinh mà ngay cả các thầy cô giáo và các bậc phụ huynh đều tỏ ra vô cùng băn khoăn.
Kiến thức nền rất quan trọng
Theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT năm 2018, cho dù là áp dụng hình thức xét tuyển học bạ hay xét tuyển kết quả thi THPT quốc gia, các trường sẽ được sử dụng tối đa 4 tổ hợp cho mỗi ngành. Quy định này được đánh giá là có lợi cho các trường trong công tác tuyển sinh cũng như tạo điều kiện một cách tối đa cho các em thí sinh có cơ hội được theo học tại các trường Đh, CĐ.
Bên cạnh đó, qua phương án tuyển sinh năm 2018, nhiều người tổ ra vô cùng ngạc nhiên khi nhiều trường tổ chức xét tuyển với các tổ hợp “lạ”. Điển hình như ở các ngành kế Toán, Quản trị kinh doanh, Tài chính ngân hàng những ngành học thiên về các môn Khoa Học Tự Nhiên lại tiến hành xét tuyển cả tổ hợp Văn – Sử – Địa và Văn – Sử – Giáo dục công dân. Còn có trường thì lại sử dụng tổ hợp Văn – Sử – Địa để tuyển sinh các ngành như Ngôn ngữ Anh, Điều dưỡng, Ngôn ngữ Trung…
Theo lời của Thạc sĩ Nguyễn Hứa Duy Khang: Trước đây, Bộ GD&ĐT đã có những quy định rõ rang, cụ thể ngành nào phải tuyển sinh theo khối nào, nên việc tuyển sinh theo khối đều có sự thống nhất chung. Nhờ vậy mà môn xét tuyển phải phù hợp với yêu cầu về lượng kiến thức và những kỹ năng cần thiết để thí sinh có thể theo học được ngành đó.
Tuy nhiên, từ năm 2015, Bộ GD&ĐT đã cho phép một ngành có thể tuyển sinh tối đa ở 4 tổ hợp, do vậy mà các trường được tự chủ hơn trong việc xác định tổ hợp tuyển sinh, tạo điều kiện thuận lợi trong công tác tuyển sinh và mở rộng cơ hội trúng tuyển cho các em thí sinh.
Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra hiện nay đó chính là, nếu xác định một tổ hợp để tuyển sinh vào một ngành đào tạo mà thí sinh đó không có sở trường cũng như không có niềm đam mê với các môn học liên quan thì các em sinh viên học tập sẽ không có sự hứng thú, dẫn tới tình trạng học tập của các em không có hiệu quả.
Thạc sĩ Nguyễn Hứa Duy Khang cho biết: Khi các em thí sinh chọn ngành học cho bản thân thì điều quan trọng nhất mà các em cần phải xác định ngay từ đầu đó chính là năng lực cũng như khả năng của bản thân. Hãy nhìn nhận một cách khách quan và đánh giá xem rằng, liệu mình có phù hợp với những ngành, nghề đào tạo đó hay không hay có thể theo theo đuổi ngành học đó đển cuối cùng được hay không?
Cần phải xác định thể mạnh của mình là về Khoa học tự nhiên hay Khoa học xã hội, từ đó các em mới có thể chọn được ngành nghề phù hợp nhất với bản thân. Khi đã chọn được cho mình một ngành học tốt, phù hợp với năng lực, phù hợp với sở thích thì kết quả học tập chắc chắn sẽ tốt hơn; khi tốt nghiệp cũng sẽ dễ tìm được việc làm hơn…
Không nên dao động vì tổ hợp “lạ”
Thạc sĩ Nguyễn Hứa Duy Khang cho biết thêm: Nếu các em thí sinh chỉ chú trọng chạy theo ngành nghề “hot” hay theo sự lôi kéo, rủ rê của bạn bè mà theo học vào ngành không phù hợp với sở thích, năng lực của bản thân thì các em không thể nào có thể vượt qua được hết những khó khăn, vất vả về mặt tiếp thu kiến thức cũng như rèn luyện kỹ năng trong môi trường hoàn toàn mới lạ… Một thực tế ở các trường ĐH, CĐ danh tiếng trên cả nước như trường Đại Học Bách Khoa, Đại Học Quốc Gia Hà Nội, trường Cao Đẳng Y Dược HCM, trường Cao Đẳng Công Nghiệp… đã cho thấy, mỗi năm lượng sinh viên năm thứ nhất, năm thứ hai xin thôi học vì lý do không phù hợp với sở thích không phải là nhỏ. Điều này gây lãng phí công sức, tiền bạc cho thí sinh, gia đình và xã hội.
Và lời khuyên đưa ra cho các em thí sinh là, việc chọn ngành nghề phải thực sự phù hợp với năng lực, sở thích và niềm đam mê của bản thân. Khi đã xác định được năng lực, cũng như niềm đam mê của bản thân thì lúc đó các em hãy nên đăng ký vào những tổ hợp phù hợp với bản thân.
Vì thế mà các em hãy cứ yên tâm và hết sức bình tĩnh theo đuổi ước mơ của mình; không nên dao động khi có thêm nhiều tổ hợp xét tuyển “lạ”. Ngoài ra các em còn có thể tham khảo thêm những thông tin tuyển sinh của các trường khác, chọn những trường có tổ hợp xét tuyển phù hợp nhất để có cơ hội trúng tuyển cao nhất.
Nguồn: Tổng Hợp.