Cơ khí là ngành nghề triển vọng tại Việt Nam hiện nay khi làn sóng đầu tư nước ngoài đang diễn ra ồ ạt. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn chủ đề các chuyên ngành cơ khí là gì qua bài viết sau đây nhé.
Mục Lục
1. Ngành cơ khí là gì?
Cơ khí là ngành khoa học ứng dụng dựa theo những định luật, định lý, nguyên tắc vật lý để tạo ra sản phẩm. Bên cạnh đó cũng áp dụng kỹ thuật, khoa học công nghệ vào thiết kế, sản xuất, bảo hành thiết bị máy móc.
các chuyên ngành cơ khí
Nhìn chung, ngành này có liên quan đến thiết kế, vận hành và bảo dưỡng máy móc và sản phẩm chủ yếu là các loại máy móc phục vụ sản xuất, vật dụng sinh hoạt hàng ngày, đồ dân dụng và các sản phẩm thay thế sức lao động của con người.
Một số lĩnh vực ngành cơ khí ứng dụng gồm: động lực học, cơ năng, nhiệt động lực học, năng lượng, phân tử, cấu trúc,… Bất cứ một lĩnh vực hay ngành nghề nào trong cuộc sống cơ khí đều có thể tham gia hỗ trợ.
Các lĩnh vực mà nó ứng dụng như: động lực học, cơ học, nhiệt học, cơ năng, nhiệt động lực học, năng lượng, cấu trúc, phân tử, …Được vận dụng bởi nhiều lĩnh vực khác nhau nên nó phục vụ, hỗ trợ tối đa trong cuộc sống. Bất kỳ trong ngành nghề, lĩnh vực nào cơ khí cũng đều tham gia vào.
2. Cơ khí tiếng Anh là gì?
Để hiểu rõ hơn về ngành cơ khí, chúng ta hãy cùng giải đáp thắc mắc cơ khí tiếng Anh là gì? Trong ngôn ngữ tiếng Anh, từ “cơ khí” là “mechanics”. Từ này thuộc danh từ và tính từ từ là mechanical nghĩa là thuộc về cơ khí.
Bên cạnh đó, cơ khí trong tiếng Anh cũng có một từ nữa thường được sử dụng rất nhiều trong các tài liệu chuyên ngành là “mechanical engineering”. Từ này chỉ các ngành cơ khí nói chung.
➤ Tham khảo ngay: Mọi thông tin chi tiết để bạn hiểu rõ Điện tử viễn thông là gì?
3. Các chuyên ngành cơ khí
Cơ khí là một lĩnh vực vô cùng rộng lớn được phân chia dựa vào chức năng và mục đích hoạt động. Hiện nay, có khá nhiều chuyên ngành về cơ khí như luyện kim, hàng không vũ trụ, xây dựng, điện lực, hóa học, công nghiệp, sinh hoạc,… Tuy nhiên tại Việt Nam hiện nay, cơ khí được chia thành các ngành đào tạo như sau:
Ngành thiết kế và chế tạo cơ khí
Ngành này áp dụng những nguyên tắc, định lý và ứng dụng công nghệ tiên tiến để thiết kế, chế tạo những dòng máy hiện đại. Bên cạnh đó, những bản vẽ, phần mềm hoàn thiện đa chức năng cũng là sản phẩm của ngành này.
Cơ khí chế tạo máy
Vận hành, bảo dưỡng, kiểm tra mái móc,… là lĩnh vực của cơ khí chế tạo máy. Cơ khí đảm nhận vấn đề an toàn, đảm bảo công suất hoạt động và chất lượng máy móc.
Cơ khí gia công chế tạo hình
Công việc này sử dụng máy móc, công nghệ để gia công chế tạo hình. Một số thao tác chế tạo hình thường gặp như phay, tiện, đột, dập nguyên vật liệu.
4. Học cơ khí ra làm gì?
Cơ hội nghề nghiệp của các chuyên ngành cơ khí như thế nào?
Cơ khí được xem là trái tim cốt lõi của nền kinh tế. Vì vậy nhu cầu nhân lực của ngành này rất lớn tạo nhiều cơ hội việc làm cho các bạn sinh viên. Kỹ sư cơ khí là người đảm nhiệm các công việc:
- Thiết kế, lên ý tưởng bản vẽ, lắp đặt, gia công máy móc thiết bị tại các nhà máy, công trình;
- Tư vấn thiết kế, vận hành sửa chữa máy móc, thiết bị cơ khí;
- Đảm nhiệm việc quản lý, điều hành ký thuật tại các đơn vị sản xuất, dịch vụ cơ khí an ninh, quốc phòng
5. Các trường có ngành cơ khí
Trên cả nước có khá nhiều trường đào tạo chuyên ngành cơ khí. Một số trường Đại học cụ thể đang đào tạo ngành này các em có thể tham khảo như sau:
Tại miền Nam
- ĐH Bách khoa TP HCM;
- ĐH Sư phạm kỹ thuật TP HCM;
- ĐH Giao thông vận tải TP HCM;
- ĐH Công nghiệp TP HCM;
- ĐH Nông lâm TP HCM;
- ĐH Cần Thơ;
- ĐH Bách khoa Đà Nẵng.
Tại miền Bắc
- ĐH Bách khoa Hà Nội;
- ĐH Công nghiệp Hà Nội;
- ĐH Điện lực;
- ĐH Giao thông vận tải;
- ĐH Nông nghiệp Hà Nội;
- Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh.
Trên đây là những chia sẻ chi tiết nhất về các chuyên ngành cơ khí đang được rất nhiều bạn học sinh đặc biệt quan tâm trước ngưỡng cửa lựa chọn ngành nghề phù hợp trong tương lai. Hy vọng với những thông tin được cung cấp trong bài viết này sẽ giúp bạn nắm rõ được triển vọng nghề nghiệp của ngành này.