Hội An là một trong những địa điểm nổi tiếng của Việt Nam thu hút nhiều du khách tới thăm quan. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ thông tin chi tiết về Hội An. Bài viết dưới đây để tổng hợp các vấn đề một cách chi tiết để giúp bạn hiểu thêm nhiều hơn về Hội An.
Mục Lục
Hội An ở đâu? Hội An thuộc tỉnh nào?
Hội An được coi là “cổ trấn” nhiều hoài niệm của Việt Nam, đây cũng là một thành phố cổ nơi giao hòa giữa kiến trúc Trung Hoa với Nhật Bản có nét cổ xưa trầm mặc. Hội An nằm ở khu vực hạ lưu của con sông Thu Bồn và thuộc phường Minh An của thành phố Hội An – Quảng Nam.
Theo vị trí địa lý Hội An thuộc tỉnh Quảng Nam và được thành lập vào 29/01/2008. Phía Đông có tiếp giáp biển Đông, khi tiếp giáp với thị xã Điện Bàn như một phần của huyện Duy Xuyên về phía Tây, phía Nam giúp huyện Duy Xuyên và phần địa lý phía Bắc tiếp giáp thị xã Điện Bàn thuộc tỉnh Quảng Nam.
Hội An có bao gồm 9 phường như: Sơn Phong, Tân An, Cẩm Châu, Cẩm Nam, Thanh Hà, Minh An, Cẩm An, Cẩm Phô, Sơn Phong cùng với 4 xã là Cẩm Thanh, Cẩm Kim, Cẩm Hà, Tân Hiệp.
Chính nhờ các yếu tố địa lý và khí hậu thuận lợi, Hội An đã từng là một thương cảng quốc tế sầm uất và trở thành nơi gặp gỡ những thuyền buôn Trung Quốc, Phương Tây, Nhật Bản ở thể kỷ XVII và XVIII. Ở thời kỳ này thì đây cũng là nơi có những dấu tích của thương cảng Chăm Pa và hay được nhắc đến cùng với con đường tơ lụa trên biển nổi tiếng.
Khi giao thông đường thủy không còn thuận tiện thì vào thế kỷ 19 cảng Hội An đã dần bị suy thoái và người Pháp xây dựng cảng tại Đà Nẵng. Trong cả hai cuộc chiến tranh chống Pháp, Mỹ đã không tàn phá đến Hội An, đồng thời nơi đây còn tránh được quá trình đô thị hóa ồ ạt vào cuối thế kỷ XX.
Từ năm 1980 đến nay thì các giá trị kiến trúc và văn hóa của phố cổ Hội An đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn du khách đến thăm quan. Năm 1999 cùng với các di sản kiến trúc đã có từ nhiều năm trước thì phổ cổ Hội An được công nhận là di sản văn hóa của UNESCO.
Hiện nay với xã hội hiện đại nhưng Hội An vẫn giữ được không khí cổ xưa với mái ngói cũ ngả màu phủ rêu phong, các con đường nhỏ trong sắc vàng, đỏ của đèn lồng, đồng thời có nhiều bức hoành phu được chạm khắc tinh tế… tất cả giống như đưa du khách về thế giới của vài trăm năm về trước khiến mọi người phải đắm sai, quên lối về.
Bên cạnh những di sản văn hóa phi vật thể là những công trình kiến trúc cổ kính, đa dạng thì phố cổ Hội An còn lưu giữ được nền tảng văn hóa phi vật thể đồ sộ. Người dân Hội An có cuộc sống thường nhật với những phong tục tập quán, các lễ hội văn hóa và sinh hoạt tín ngưỡng, những món ăn đặc sản, các nghệ thuật dân gian… đã góp phần làm cho Hội An thu hút một lượng lớn khách du lịch hàng năm.
Các thẳng cảnh tiêu biểu tại Hội An
Đến với Hội An du khách đừng bỏ qua những địa điểm du lịch hấp dẫn như:
Chùa Cầu
Chùa Cầu là biểu tượng văn hóa của đô thị cổ Hội An nằm giáp với đường Nguyễn Thị Minh Khai và Trần Phú.
Vào những năm ở giữa thế kỷ 16 chùa Cầu đã được xây dựng, sau đó trải qua thời gian dài cùng với thời tiết thiên tai thì chùa đã được trùng tu rất nhiều lần, tuy nhiên đã dần mất đi một số yếu tố kiến trúc ban đầu.
Nhà cổ Tấn Ký
Tại Hội An thì nhà cố Tấn Ký là nhà cổ lâu đời nhất với hơn 200 tuổi.
Nhà cổ Tấn Ký được xây dựng kết hợp trên ba nền kiến trúc Việt – Nhật – Trung một cách độc đáo. Phía trong nhà thì nội thấy được trạm trổ, điêu khắc một cách điêu luyện và tinh xảo hơn với nhiều hình vẽ. Theo quan niệm của thời xưa thì đó là sự sung túc của gia chủ.
Số 10 Nguyễn Thái Học là địa chỉ hiện nay của nhà cổ Tấn Ký, phía mặt trước mở cửa tiệm buôn bán và mặt sau hướng ra phía đường Bạch Đằng nhìn về phía sông.
Hội Quan Phúc Kiến
Đây là một ngôi miếu nhỏ được dựng lên vào năm 1697 để thờ pho tượng Thiên Hậu Thánh Mẫu được vớt từ bờ biển Hội An. Tượng Thiên Hậu Thánh Mẫu là bà chúa phù hộ giúp đỡ cho những thương nhân có thể vượt qua được sóng gió để có đi khắp nơi bôn ba giao dịch.
Qua nhiều năm tháng thì hội quán đã được trùng tu nhiều lần bới các Hoa Kiều tại Hội An.
Làng rau Trà Quế
Trà Quế là thương hiệu nổi tiếng về làm rau sạch chất lượng tại Hội An, hàng năm nơi này thu hút được rất nhiều du khách cả trong và ngoài nước.
Tại làng Trà Quế có trên 20 chủng loại về rau ăn lá và rất nhiều loại gia vị ngon mà không ở đâu sánh bằng.
Đến làng rau sạch này ngoài việc thăm quan thì du khách có thể trở thành những người dân chăm sóc vườn rau theo sở thích và tự thu hoạch để ăn, rất thú vị.
Đảo Cù Lao Chàm
Cù Lao Chàm bao gồm 8 đảo và cách biển Cửa Đại khoảng 15km. Tên đảo Cù Lao Chàm còn có rất nhiều điểm du lịch thú vị khác mà bạn không nên bỏ qua.
Hy vọng qua bài viết ở trên bạn đọc có thể giải đáp thắc mắc Phố cổ Hội An ở đâu? Hội An thuộc tỉnh nào? Từ đó có thêm nhiều kiến thức để du lịch, khám phá tại Hội An.