Thanh Hóa được biết đến là một tỉnh có nhiều huyện nhất ở nước ta. Vậy tỉnh Thanh Hóa có bao nhiêu huyện? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin tổng quan về tỉnh này trong bài viết dưới đây.
Mục Lục
1. Sơ lược về tỉnh Thanh Hóa
Vị trí địa lý
Thanh Hóa là một tỉnh nằm ở Bắc Trung Bộ, cách Thủ đô Hà Nội 150km về phía Nam, cách Thành phố Hồ Chí Minh 1.560km. Phía Bắc giáp 03 tỉnh Sơn La, Hòa Bình, Ninh Bình; phía Nam giáp Nghệ An, phía Đông giáp biển Đông; phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn của Lào.
Tỉnh này nằm trong vùng ảnh hưởng của những tác động từ vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, các tỉnh Bắc Lào và vùng trọng điểm kinh tế Trung bộ. Bên cạnh đó, Thanh Hóa nằm ở vị trí cửa ngõ nối liền Bắc Bộ với Trung Bộ với hệ thống giao thông thuận lợi. Đặc điểm về vị trí địa lý là một trong những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội của tỉnh Thanh Hóa.
Khí hậu
Thanh Hoá nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với 4 mùa rõ rệt. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1600 – 300mm, mỗi năm có khoảng 90 – 130 ngày mưa. Độ ẩm tương đối cao từ 85% đến 87% và nhiệt độ trung bình 230C – 240C, nhiệt độ giảm dần khi lên vùng núi cao. Đặc điểm khí hậu thời tiết với lượng mưa lớn, nhiệt độ cao, ánh sáng dồi dào là điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.
Tỉnh Thanh Hóa có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch
➤ Xem thêm: Tìm hiểu thông tin tuyển sinh các trường Cao đẳng Y Dược ở Sài Gòn năm 2020
Địa hình
Thanh Hoá có địa hình đa dạng, thấp dần từ Tây sang Đông, chia làm 3 vùng rõ rệt. Dựa vào địa hình có thể chia Thanh Hóa ra làm các vùng miền.
– Miền núi, trung du: Đồi núi chiếm 3/4 diện tích của cả tỉnh, tạo tiềm năng lớn để phát triển kinh tế lâm nghiệp, dồi dào lâm sản và tài nguyên phong phú. Ở phía tây bắc, những đồi núi cao trên 1.000m – 1.500m thoải dần, kéo dài và mở rộng về phía đông nam.
– Vùng đồng bằng của tỉnh Thanh Hóa lớn nhất tại khu vực miền Trung và thứ ba của cả nước. Đồng bằng có đầy đủ tính chất của một đồng bằng châu thổ, do phù sa các hệ thống sông Mã, sông Yên, sông Hoạt bồi đắp.
– Vùng ven biển: Bờ biển dài và tương đối bằng phẳng, có bãi tắm nổi tiếng Sầm Sơn và những vùng đất đai rộng lớn thuận lợi cho việc lấn biển, nuôi trồng thủy sản, phân bố các khu dịch vụ, khu công nghiệp, phát triển kinh tế biển.
Khoáng sản
Thanh Hoá có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng, gồm 296 mỏ và điểm khoáng sản với 42 loại khác nhau như: đá granite và marble, đá vôi làm xi măng, sét làm xi măng, crôm, quặng sắt, secpentin, đôlômit. Ngoài ra, tỉnh này còn có vàng sa khoáng và các loại khoáng sản khác.
Văn hóa – Du lịch
Thanh Hóa có bề dày lịch sử hào hùng và truyền thống văn hoá độc đáo nên có tiềm năng lớn về du lịch. Tỉnh này có nhiều hình thức văn hóa truyền thống vẫn còn tồn tại và đang được giữ gìn, phát huy.
Về dân ca, dân vũ, được nhiều người biết đến nhất là các làn điệu hò sông Mã, dân ca, dân vũ Đông Anh, trò diễn Xuân Phả, ca trù, hát xoan… Các dân tộc ít người cũng có nhiều loại hình văn nghệ dân gian khá đa dạng như hát xường của người Mường, khắp của người Thái… Cùng các lễ hội cũng rất đặc sắc như lễ hội Pôồn Pôông của người Mường, lễ hội cầu ngư, lễ hội đền Sòng…
Trong suốt mấy ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, tại tỉnh Thanh Hóa đã xuất hiện nhiều anh hùng dân tộc, danh nhân tiêu biểu như: Bà Triệu, Lê Hoàn, Lê Lợi, Khương Công Phụ, Lê Văn Hưu, Lê Thánh Tông, Đào Duy Từ… Với những trang lịch sử oai hùng, hiện Thanh Hóa có 1.535 di tích, trong đó có 134 di tích được xếp hạng quốc gia và 412 di tích đã xếp hạng cấp tỉnh. Các di tích nổi tiếng như Núi Đọ, Đông Sơn, khu di tích Bà Triệu, Lê Hoàn, thành Nhà Hồ…
Bên cạnh đó, Thanh Hóa còn có các danh lam thắng cảnh kỳ thú như bãi tắm biển Sầm Sơn, khu nghỉ mát Hải Tiến (Hoằng Hóa), Hải Hoà (Tĩnh Gia), động Từ Thức (Nga Sơn), vườn quốc gia Bến En (Như Thanh), suối cá “thần” Cẩm Lương (Cẩm Thuỷ)…
Tỉnh Thanh Hóa có bao nhiêu huyện?
2. Tỉnh Thanh Hóa có bao nhiêu huyện?
Thanh Hóa rộng hơn 11.000km², đây là một tỉnh lớn về cả diện tích và dân số, đứng thứ 5 về diện tích và thứ 3 về dân số trong số các đơn vị hành chính tỉnh trực thuộc nhà nước. Hiện trên địa bàn tỉnh có 7 dân tộc sinh sống đó là: Kinh, Mường, Thái, H’mông, Dao, Thổ, Hoa. Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở các huyện vùng núi cao và biên giới.
Thanh Hóa có 27 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 02 thành phố Thanh Hóa và Sầm Sơn, thị xã Bỉm Sơn cùng 24 huyện khác. Đây là tỉnh có nhiều huyện nhất cả nước.
Mã đơn vị | Đơn vị | Tên đơn vị |
1 | Thành Phố | Thanh Hóa |
2 | Thị Xã | Bỉm Sơn |
3 | Thành Phố | Sầm Sơn |
4 | Huyện | Quan Hóa |
5 | Huyện | Quan Sơn |
6 | Huyện | Mường Lát |
7 | Huyện | Bá Thước |
8 | Huyện | Thường Xuân |
9 | Huyện | Như Xuân |
10 | Huyện | Như Thanh |
11 | Huyện | Ngọc Lặc |
12 | Huyện | Thạch Thành |
13 | Huyện | Cẩm Thủy |
14 | Huyện | Thọ Xuân |
15 | Huyện | Vĩnh Lộc |
16 | Huyện | Thiệu Hóa |
17 | Huyện | Triệu Sơn |
18 | Huyện | Nông Cống |
19 | Huyện | Đồng Sơn |
20 | Huyện | Hà Trung |
21 | Huyện | Hoằng Hóa |
22 | Huyện | Nga Sơn |
23 | Huyện | Hậu Lộc |
24 | Huyện | Quảng Xương |
25 | Huyện | Tĩnh Gia |
26 | Huyện | Yên Định |
27 | Huyện | Lan Chánh |
Trên đây là những thông tin về điều kiện tự nhiên, văn hóa – du lịch của Thanh Hóa, hy vọng sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc tỉnh Thanh Hóa có bao nhiêu huyện.
Tổng hợp